Tác giả: Bùi Thơm Ngon
Phần 1: Xuôi Theo Dòng Đời
Sau khi vượt biên đến Pulao Bidong- Mã Lai, chờ đợi hơn 2 năm. Năm 1986 được phái đoàn Úc nhậân theo diện nhân đạo. Hai anh em tôi được gia đình người Úc gốc Anh, ông bà Jonhson Smith bảo trợ cho về định cư tại tiểu bang New South Wales, đây khu nhà giàu nằm phía Bắc thành phố Sydney.
Chúng tôi đến quốc gia đệ tam, lo tiến hành thủ tục bảo lảnh người thân từ Việt Nam sang gồm cha mẹ, em gái và chị dâu Phương Thảo. Sau hai tháng tạm sống chung với nhà cha mẹ nuôi, cả gia đình chúng tôi xin dời ra riêng, mướn nhà vùng Cabramatta- vùng Tây Nam thành phố Sydney- mệnh danh thủ phủ của đông người Việt tỵ nạn.
Khu phố Việt thương mãi khá sung túc gồm đầy đủ tiện ích tư và công: ngân hàng, bưu điện, phòng khám bác sỹ người Việt gần trạm xe lửa (xe hỏa), lò bánh mì, các hiệu ăn lớn nhỏ, các hiệu áo quần thời trang, các siêu thị tư nhân bán các thực phẩm Á châu, và Woolworth, đủ đầy nhu yếu cho đời sống… những thứ bách hóa giúp người mới định cư còn bở ngở. Tiếng mẹ đẻ dùng ở khu vực nầy nhiều nhất, từ cửa hàng thứ thứ gì đều mang biển Việt Hoa. Giá thuê nhà vừa rẻ, có thể nói ra đường phố toàn gặp gương mặt người tỵ nạn sắc tộc da vàng, tóc đen, mũi tẹt (Việt, Miên Lào, Trung hoa… tất cả 92 sắc dân) chiếm đa phần. Chánh phủ khuyếch khích mở các lớp Anh ngữ cao, trung cấp cho di dân, cho người mới đến tầm cư (new- commer) ở các trường college, và bậc đại học, văn phòng tìm việc, bệnh viện… (Nhưng nếu so với khu phố Phước Lộïc Tho – Bolsa ở Nam California- Hoa kỳ và vài khu thương mãi lân cận của người Việt tạm cư- về kiến trúc, đồ sộ, sầm uất… Uc chào thua dài dài).
Sau thời gian một tháng an cư cho thích ứng môi trường khu vực miền Tây.
Cuộc sống gia đình chúng tôi thật hạnh phúc trong những ngày đầu đoàn viên cha mẹ anh chị, em. Sau đó, bắt đầu bận rộn với sanh hoạt, vật lộn quần quật công ăn việc làm, và ăn học mới hằng ngày hầu như ai ai cũng quên lần chuyện khó khăn kinh tế bên Việt Nam. Chúng tôi bắt đầu học lái xe, đăng ký đi tìm việc ở Trung tâm xã hội phúc lợi của chánh phủ. Tuy rằng trợ cấp của nhà nước đủ sống nhưng người Việt vốn cần cù chịu cực để thích ứng hội nhập, vươn lên trong cộng đồng đa văn hóa Úc.
Anh Long tôi nhờ bạn bè quen xin được chân công nhân trong hảng in, và họ giúp đở chở đi, rước về làm ca trưa đến tối. Chị dâu và tôi học lớp Anh ngữ trung cấp, tôi theo bậc đại học, trong khi em gái- Thiên Kim học trường trung học lớp 11. Cha mẹ tôi cũng có việc làm lặt vặt ngoài khu phố, sáng rời nhà sớm có khi 6- 7giờ tối mới về.
Nói học lái xe cho có bằng lái treo giàn bếp chơi !- chứ nào có tiền mua chiếc xe cũ với giá khiêm nhường- làm chân gia đình khi di chuyển, mọi người trong gia đình đều dùng phương tiện công cộng xe bus, xe hỏa. Dù rằng cả gia đình sang Úc gần hai năm, các thứ gia dụng: bàn ghế, giường tủ cũ… đều do các Hội Từ thiện cho, hoàn cảnh thuyền nhân ai cũng “hao hao” giống nhau, an bình và thỏa thích như vậy!. Chúng tôi không còn bận rộn lo cái ăn, cái mặc nhất thời như những tháng ngày sống lao đao, vất vưởng chờ đợi ở trại tỵ nạn Bidong và lẩn quẩn, chật vật kế sanh nhai như ở Việt Nam.
Thường thường hai chị em chúng tôi học về sớm, chị dâu tôi lo cơm nước trong nhà bếp, tôi cũng phụ tay để dư thời giờ đối thoại Anh ngữ, hoặc xem Tivi nghe tin tức trao dồi thính thị ngoại ngữ. Tôi phụ giúp đang trút bao gạo vào thùng, dọn dẹp nhà sau xong, thanh toán đóng quần áo dơ cho vào máy giặt.
Không thấy chị dâu – Phương Thảo đâu?, nghe im lặng phăng phắc, hơi ngạc nhiên nhưng cứ cắm cuối lo việc của mình cho xong. Chợt từ nhà trên đi xuống, chị cầm hai viên thuốc cảm Panamax, đến bàn nước định uống thuốc.
– Chị Hai bị cảm hay sao vậy?
– Ừ, chị bị cảm từ tối hôm qua, sáng nay vẫn rán đi học.
Hình như trúng gió người cảm thấy sốt nóng và tứ chi hơi rũ rượi.
– Nhà không có đồng xu cạo gió, cạo bằng đồng bạc 20 cent của Úc, chắc rách thịt chị đau lắm. Bên Úc rất ít ai cạo gió, giựt đỏ chót giữa hai chân mày, màng tang như thể bên Việt Nam, chỉ cần giác hơi- nhưng không ống giác. Cạo gió tạo vì vết đỏ bầm thành xọc trên thân thể. Nếu vào lớp học thầy, cô giáo, bạn bè thấy lạ sẽ hỏi.
Tôi nghĩ cách ra sau vườn tìm lá dược thảo: lá xả, lá chanh, hoa hồng, lá cây khuynh diệp hay bạch đàn (eucalyptus)- mọc ở sau vườn hay ven lộ đường đi… nấu nồi nước xông, nhờ hơi nóng hóa giải cơn cảm cúm, áp dụng kinh nghiệm dân gian truyền lại. Các thứ lá mang vào dồn tất cả vào nồi nấu cơm điện vừa to vừa tiện nghi. Nồi nước sôi ùn ụt bốc mùi của các thứ lá thiên nhiên bung toả ra ngào ngạt thơm lừng cả phòng, chị Hai tôi trùm chiếc mền kín phủ cả người, banh nút áo cho hơi nước nóng làm toát mồ hôi ở ngực dễ thở, phế- quản thông thương, giản hở các lổ chân lông và xua tan cảm cúm rất hiệu nghiệm.
Chị dâu tôi, cẩn thận mang nồi xông vào phòng ngủ cho kín, tránh không ai thấy lại vừa tránh gió xâm nhập; tôi theo kè một bên săn sóc. Khi chị vừa quăng chiếc mền trùm đầu ra, chị cỡi áo phơi ngực trần ướt đẩm mồ hôi tua tủa thành từng giòng khắp châu thân trắng ngà tuyệt mỹ của chị, tôi vội đưa khăn lông chị tự lau mặt, phần trước; còn phía sau lưng tôi tiếp tay thấm chùi khô những giọt nước tuôn dài ướt cả lưng quần và trong hạ thể. Tôi lau đến đó ngưng không dám chạm vào da thịt phía dưới sợ chị phiền; choàng khăn lên vai bảo chị vào nhà tắm rửa ráy, khi chị quay lại vói lấy chiếc áo dơ, phơi bày bộ nhũ hoa săn cứng đẹp thật nảo nùng, tôi chầm chầm nhìn say sưa không chớp mắt. Chị ngước lên bắt gặp ánh mắt dâm dục của đứa em chồng, đâm ra sượng sùng, nở nụ cười bẻn lẻn, chứa chan sự mắc cở vì sự vô ý thức, lấy tay che ngực bươn bả vào nhà tắm.
Chị vội không có mang áo quần khô để thay, nên khi tắm rửa xong vẫn quấn khăn lông phần dưới bước về phòng ngủ mình, được dịp rửa mắt lần thứ hai nhìn kỷ khoảng ngực chị, vú đẩy đà và khêu gợi
Anh Hai tôi, Vương Hiển Long tánh tình rộng rãi, chỉ hơn tôi một tuổi, hai anh em sống bên đảo nhỏ bé vậy mà cũng “gù” một vài em tỵ nạn sờ mó hôn hít sương sương cho thoả cơn dục vọng của thanh niên dậy thì. Khi sang Úc thời gian học Trung học thường nhật, vào ngày thứ Bảy, chủNhật xin phép cha mẹ đở đầu đi làm bồi bàn ở các nhà hàng, hay phụ đứng bán trong các siêu thị của người Úc, có thêm tiền chi xài và gửi về tiếp tế người thân ở Việt Nam, tụi tôi cũng tìm chút lảng mạn, vui vầy bên các em người Hoa, hay sắc tộc khác ở khu phố China- town. Khi gia đình cha mẹ sang Úc đoàn viên, có bảo lảnh chị Thảo đồng hành, người cùng một khu phố, chị đẹp trầm nhả đoan trang, nhỏ hơn anh Hai tới ba tuổi. Gia đình có ý “cáp” cho anh Long- vì anh lớn ưu tiên trước; nhưng thực tế chị Thảo luôn gần gủi bên tôi khi đi học chung trường Anh ngữ, đăng ký tìm việc… lúc về ở nhà thường đàm đạo trò chuyện thân mật hay lo cơm nước chung.