Thung Lũng Không Tên (Cực Phẩm)

Tôi tình cờ gặp Sơn trong một chuyến đi viết bài ở một tỉnh cao nguyên. Tôi làm việc hai ngày ở một nông trường trồng cà phê, cao su. Theo báo cáo của Ban lãnh đạo nông trường, cơn sốt vàng vẫn đang hoành hành trên mãnh đất này. Ngay trong địa phận nông trường cũng có những thung lũng đang bị những kẽ đào vàng đến đào bới, gây khó khăn không nhỏ cho sản xuất và đời sống của công nhân.

Khi nghe chuyện đó, máu nghề nghiệp nổi lên, tôi đề nghị đi quan sát ở một thung lũng nào đó. Sau những giờ phút lưỡng lự, cuối cùng giám đốc nông trường cũng đồng ý và giao cho người lái xe của mình đưa tôi đi. Đó là một thanh niên trạc 30 tuổi, dáng người xương xương nhưng nhanh nhẹn. Theo giới thiệu, tên anh là Sơn. Trước khi chúng tôi lên đường, Giám đốc nông trường bắt tay tôi nói:
– Nếu không có cậu Sơn đây, có lẽ tôi không dám để đồng chí vô trong đó. Cũng vì lý do an toàn thôi. Chỉ ngại chúng nó nhìn gà hóa cuốc, tưởng đồng chí là dân buôn vàng rồi giở trò thì mệt lắm!…
Sau đó ông quay sang dặn Sơn:
– Nếu tiện đường cậu ghé qua nhà thăm cổ. Cho tôi gửi lời hỏi thăm nghen!…
Chúng tôi lên đường từ sáng sớm. Sơn nhanh nhẹn đi trước. Ở những đoạn đường có nhiều gai nhọn, anh dùng dao phạt bớt để dọn lối cho tôi. Sơn là một người ít nói nhưng hai chục cây số đường rừng cũng đũ làm chúng tôi cởi mở với nhau. Khi câu chuyện trở nên thân tình tôi hỏi vui:
– Chắc là Sơn giỏi võ lắm nên mới được Giám đốc tin tưởng như vậy?
Sơn cười hiền lành:
– Đâu có. Nhưng em đã có kinh nghiệm ở thung lũng vàng. Trước kia em từng đi đào vàng…
Dừng một lát, anh nói thêm:
– Có vô trỏng mới biết : khi con người đã bị cuốn hút theo dục vọng đồng tiền thì mọi thứ đạo lý đều bị chà đạp hết…
Bằng linh cảm nghề nghiệp, tôi hiểu rằng chàng trai này đã có một quãng đời chìm nổi. Và tôi đã không nhầm. Trong chuyến đi ấy, Sơn đã kể lại cho tôi nghe những biến động của đời anh….

***

Thành phố Hồ Chí Minh những năm cuối thập niên 80

Phần I: Trở Về
Tại một chung cư nhỏ.
Sơn sách túi xách đi vào cổng bằng những bước chân quen thuộc. Khi đi ngang qua một căn hộ anh dừng lại và hỏi người phụ nữ tóc hoa râm đang ngồi ngay ngạch cửa:
– Bác Năm. Bác có khoẻ không?
Người phụ nữ tên Năm ngẩng đầu lên. Một thoáng kinh ngạc rồi bà ta kêu lên khe khẽ:
– Trời!… Anh… Sơn phải không?…
Sơn mỉm cười:
– Cháu thay đổi nhiều lắm sao?
– Nhưng… bác nghe người ta nói là…
Bà ngập ngừng. Sơn gật đầu khẳng định cái điều mà bà chưa muốn nói ra :
– Đúng vậy đó! Cháu vừa được ra Trại…
Bà Năm trợn mắt nhìn Sơn. Trong quan niệm của bà, Sơn vẫn chỉ là một chàng trai hiền lành- Thậm chí hơi bẽn lẽn thuở nào chứ không phải là một người khắc khổ với lối ăn nói thẳng thắng như bây giờ. Chính vì vậy, bà đâm lúng túng không biết nói gì thêm. Hiểu điều đó, Sơn chủ động chuyển sang một khía cạnh khác:
– Thằng Tuấn đâu rồi bác? Nó đã vợ con gì chưa?
Ba Năm thở dài :
– Vợ chồng nó ở bên quận 5… Đã có hai đứa nhỏ rồi. Đời sống tụi nó cũng vất vã lắm cháu à..
Sơn gật đầu:
– Vậy đó… Nhanh thiệt. Thôi để khi khác nói chuyện. Xin phép bác cho cháu về nhà đã..
Nói xong anh bước đi thẳng. Đến lúc đó, bà Năm như chợt nhớ ra điều gì đó. Bà vội đứng lên định gọi với theo anh. Nhưng rồi bà lại đổi ý ngồi xuống. Bà lặng lẽ nhìn theo cái dáng nhanh nhẹn của Sơn đang khuất dần ở chân cầu thang bằng ánh mắt đầy thương cảm…
Ở chân cầu thang, Sơn gặp một bà già đang xách xô quần áo đi xuống. Anh gật đầu chào. Nhưng khi vừa nhìn rõ mặt anh, bà già vội cuối mặt để lảng tránh. Tuy vậy, khi Sơn bước lên những bậc cầu thang, ánh mắt nghi ngại của bà ta vẫn dõi theo anh.
Trong khi đó, Sơn lên thẳng lầu 3. Anh tiến đến cánh cửa màu xanh với dòng chữ số màu trắng:312. Trong một thoáng anh lặng đi. Những ngày còn ở trong trại giam, đã bao đêm anh mơ thấy mình đứng trước cánh cửa thân thuộc này. Ở bên trong ấy là má anh, Thủy đứa em gái anh và biết bao vật dụng quen thuộc. Oâi chao!mới đó đã ba năm. Sơn vẫn nhớ như in vẻ sững sờ của má anh trong phòng xữ án khi bản án của anh đọc lên trong sự im lặng đến nghẹt thở. Bà ngồi lặng đi, đôi mắt mở trừng, bất động nhìn thẳng về phía anh. Suốt cuộc đời mình, Sơn sẽ không bao giờ quên được dáng vẻ của bà lúc đó.
Nén một hơi thở dài, Sơn đưa tay gõ nhẹ vào cánh cửa…

*
* *

Cũng trong lúc đó một không khí khác thường đang diễn ra dưới sân của khu chung cư này. Những kẻ nhàn rổi tụ tập thành một nhóm, thì thào bàn tán với vẻ nghiêm trọng. Riêng bà già gặp Sơn ở chân cầu thang thì cực kỳ bận rộn. Bà khoa tay múa chân, kể cho mọi người xung quanh nghe mình đã “phát hiện” ra Sơn như thế nào! Một ông già vung cây ba tong trong tay lên, nói giọng dứt khoát:
– Coi chừng tù trốn Trại! Phải báo ngay cho công an!…

*
* *

Sơn hồi hộp đứng bên ngoài. Có tiếng chân bước lệt xệt, sau đó cánh cửa hé ra. Một khuôn mặt phụ nữ lạ hoắc ló ra:
– Anh kiếm ai?
Sơn lúng túng. Anh chưa chuẩn bị trả lời câu hỏi như thế ở ngay gia đình của mình. Nhưng biểu hiện đó của anh bị hiểu theo một khía cạnh khác. Người phụ nữ nhíu mày cảnh giác-lần này bằng giọng gay gắt hơn:
– Anh kiếm ai mà lại vô đây?
Mãi đến lúc đó, Sơn mới như choàng tỉnh, anh hỏi:
– Xin lỗi!… Tôi muốn hỏi bà Tư?
– Bả chết rồi! -khuôn mặt trả lời bằng giọng lạnh tanh-Từ ba năm trước kia!
Như không tin ở tai mình, anh hỏi lại, thảng thốt :
– Chị nói sao? BàTư?… Mà tại sao chớ?
– Bả chết rồi!-Vẫn cái giọng không chút thiện cảm đo ù- Nghe nói bịnh tật đau ốm gì đó. Tôi mới dọn về đây hai năm nay. Bà con ở đây nói lại[IMG]ả chết do đau buồn về thằng con lớn. Thằng đó đang ở tù mà!
Vậy… còn con Thủy!Sơn thều thào
– Sau khi bà Tư qua đời, cổ đi về vùng kinh tế mới ở Kon Tum hay Đắc Lắc gì đó tôi không rõ.
Nói xong, như chợt nhớ ra, bà ta chăm chú nhìn thẳng vào mắt Sơn:
– Mà… anh là thế nào với họ chớ?
Sơn không trả lời. Một làn sương mù dày đặt như vừa dâng lên, che khuất tất cả. Anh nặng nề quay người, chuệnh choạng đi ra cầu thang. Người phụ nữ bĩu môi nhìn theo:
– Cái đồ!… hỏng nói được một câu cảm ơn nữa!
Nói xong, bà ta đóng sầm cửa lại.

Sơn bước xuống cầu thang bằng những bước chân rã rời. Xuống hết cầu thang, anh cúi đầu lững thững đi qua cái sân nhỏ- nơi đám người đang tụ tập. Vừa trông thấy anh đám người vội vã quay đi. Nhưng Sơn không chú ý điều đó. Như một kẻ mộng du, anh đi thẳng ra phố mà không biết mình đang đi đâu, không biết đến cả lời chào đầy băng khoăn, thương cảm của bà Năm.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26Next page
Back to top button