Phiên Khúc Vượt Biên

Phần 1: Bối Cảnh Khu Tạm Cư
Đầu năm 1980, hai cha con chúng tôi vượt biển bằng con tàu đến đảo Pulao Bidong, thời điểm thuyền nhân Việt Nam còn khá đông trên 18.000 người. Hải đảo Pulao Bidong nằm ngoài biển khơi nhô lên ngọn núi nhỏ với cây rừng rậm rạm và vài trăm ngọn dừa ăn trái cao nghệu, ngoài ven biên của tỉnh Tanggaru, cách thủ đô Mã Lai 30 cây số hải trình.
Tôi là thanh niên sanh sống ở tỉnh Rạch Giá, có vợ hai con, cùng vượt thoát chung bằng ghe đánh cá “cải tiến” của một số anh em đồng hương. Chồng chành trên biển cả suốt 4 ngày và đêm, trực chỉ hướng Nam khoảng 15 người vừa già trẻ bé lớn, cập bến đảo Bidong. Tôi vốn là thợ máy nên xuống hầm tàu trước. Vợ tôi và bé trai bốn tháng theo đoàn người băng xình lội xuống con tàu sau, Yến Linh được gia đình tài công cỏng, chỉ vợ và nhóm người nhỏ bị rớt lại trong đêm vượt cạn bãi đáp ?!.

Ban Quản Trại sắp xếp, cứ hai gia đình một căn hộ, cha con tôi ở chung với gia đình anh chị Tư Xương nhóm 6 người gồm: Phương Loan con gái lớn 15 tuổi, Phi Nhung khoảng 11, con tôi Yến Linh 13 tuổi, thuộc trong dãy lán trại khu C, nhà xây cất tạm bằng vật liệu mái tôn dài, vách ván ép kiên cố, mặt đất được dọn sạch, chênh mực khá cao, cạnh ghềnh núi đá lỡm chởm cục to nhỏ, lố nhố xen kẻ quanh bởi những cỏ, bụi rậm, cây nhỏ và cây rừng cao và rợp bóng dừa ăn trái mát rượi quanh năm.

Toàn đảo chia ra 4 khu: A, B, C, và D. Khu A là khu hành chánh, y tế, nhà thờ Thiên Chúa giáo, Tin Lành, trường dạy nghề, các hiệu bán Tạp phẩm. B, C, và D là láng trại bằng tôn và cây (long house) để ở. Khu D xa nhất nằm trên đồi dành cho những Thanh niên còn độc thân. Cạnh nghĩa trang chôn người vắn số.

Hằng ngày mọi thuyền nhân bắt buộc phải tham gia với Ban Quản trại theo khả năng nghề nghiệp thích ứng. Người có học, có nghề làm việc văn phòng, bệnh xá, trạm thông tin, giáo dục… thầy dạy nghề, dạy Anh ngữ. Vốn là thường dân có nghề sửa chửa máy nổ – “đuôi tôm” loại Kohler- của Nhật, máy dầu cặn. Tôi khoẻ nên xung phong vào Toán khuân vác- mỗi khi có tàu tiếp tế ngoài Mã Lai vào cung cấp thực phẩm, nhu yếu, thuốc men… cho thuyền nhân- chúng tôi khuân lên, còn thời giờ học Anh ngữ.

Cha con tôi nhờ tấm chân tình của chị Tư Xương lo cơm nước ăn chung, ngược lại tôi phải xách nước, kiếm củi rừng, giúp những thứ khác vượt ngoài khả năng người phụ nữ. Các cháu con chị và con tôi… bắt buộc phải đi học văn hóa ở ngôi trường khu A, dãy đất cát trắng bằng phẳng gần triền biển.

Khu vực Hành chánh: gồm văn phòng Phái đoàn Cao ủy, một dãy Bệnh xá, Trường dạy chữ, dạy nghề, quán tiệm, nhà thờ Thiên chúa, Tin Lành, chùa Phật … đều tập trung phía triền biển, gần phương tiện di chuyển và cầu tàu Jetty ra vào. Bối cảnh sinh hoạt của hòn đảo hoang tự dưng có đoàn người Việt đông đảo vượt biển, tạm trú nhốn nháo như của xã hội nhỏ bé có đủ: hỷ, nộ ái, ố… dục tình.

Hoang đảo tuy số thuyền nhân võn vẹn bằng một xã, hay một khu kinh tế mới vừa quy dân lập ấp… Sự khác biệt hoàn toàn sống bằng tình thương, không sợ bị chánh quyền kềm chế ngột ngạt, không bị Công an khu vực dõi mắt dòm ngó, canh chừng, mọi người như cảm thấy một sự sung sướng, thứ Tự do không cần tìm đâu xa. Họ sống đơn sơ, thanh thản, nhàn hạ. Không lo lắng vì cơm gạo áo, tiền, không cảnh tranh danh trục lợi, có đời sống tự do, nhưng còn chút hoài nghi ở tương lai chưa định hướng?!

Anh Tư Xương là ngư phủ đánh bắt cá biển, từ khi bị cá mập táp chân trái lên tận háng, anh đi đứng khấp khểnh, làm việc nặng không an toàn trại miễn công tác, anh chỉ lãnh nhu yếu phẩm của Cao Ủy vào ngày thứ Năm cho gia đình, còn lại thời gian học Anh văn, hay ngồi lê đôi mách, tán gẫu ở quán tiệm cà phê, uống trà, rượu giải khuây hoặc nghe ngóng tin tức “nóng hổi” trong trại tỵ nạn. Nhất là những con tàu vượt biên vừa cặp bến Jetty, đến tìm thăm người thân hay săn tin gì mới lạ.

Tôi thanh niên bao thầu hết, kể cả việc xách nước cho chị và các cháu tắm, lòng cảm thấy vui vui cảnh sống chung với đồng hương thân tình.

Chị Tư gọi tôi bằng ”cậu Ba” ngọt như mía lùi, vì hơn tôi một tuổi, lối xưng hô người miền Nam thân mật, chị con ông cựu Chủ tịch Hội đồng ở Xã ngày xưa nên cuộc sống từ tấm bé của chị khá ấm no, vật chất đủ đầy. Nay hoàn cảnh xã hội đổi thay người phụ nữ cam chịu… lòng người tỵ nạn luôn náo nức đến đệ tam quốc gia an cư lạc nghiệp.

Cả tàu chúng tôi khoảng 16 người tầm trú chưa ai được các phái đoàn Mỹ, Úc, Pháp, Canada… các quốc gia đệ tam cứu xét cho định cư, vì chúng tôi đa phần là dân chân lấm tay bùn. Không thuộc thành phần: Quân, cán, chính của chế độ cũ Sàigòn, chẳng có gì ưu tiên?. Đồng cảnh ngộ trên đảo có lắm gia đình chờ đợi mõi mòn: kẻ đến sau đã hơn 5 năm, người đến trước đã ngót 10 năm trôi qua như ông bà Tàu chủ tiệm tạp phẩm, các thanh niên độc thân, lanh chân chen được xuống con tàu vượt thoát, hiện sống ở lán trại trên khu D chót cùng.

Thấy người tự nghĩ đến thân phận mình, chúng tôi tự thầm an ủi: cố gắng học ngoại ngữ, tranh thủ làm việc, mưu sinh kiếm học nghề biết đâu một ngày:”Ông Trời” ngó lại mình nhờ hậu thân.

Cảnh sanh hoạt gia đình cứ chiều khoảng gần xụp tối chị Tư mới dám đi tắm. Căn nhà tắm phía sau che tạm bằng lá dừa, tấm phên vải bố dầy, tôn cũ… cho kin kín gọi là, dưới mặt đất lót vào mảnh gỗ tạp nhạp, vỏ cây, đá cục… gì đó để bụi đất khỏi văng lên. Một người tắm, người khác ngồi canh chừng sợ mấy “lão thanh niên” tinh nghịch, kẻ lạ nhìn lén hay lấy cắp áo quần vắt trên thành vách, cảnh nầy thường xảy ra luôn. Tôi ngồi giữ chừng chị Tư tắm, còn mảnh vải chắn nó cũ rách, lủng lỗ nhỏ to không đủ che kín khung cửa, nên mỗi khi chị tắm tôi hoàn toàn mãn nhản “con bà Eva” lồ lộ thỏa thích. Chị tự nhiên vô tư như không ai. Khi tắm xong chị chỉ choàng khăn che bên dưới, tay lấy áo che ngực bước lẹ vào nhà, vì đất cát văng dính chân, tôi liền lấy khăn phụ lau lưng sợ cảm lạnh, chị quay người thay đồ trước mặt tôi như cảnh vợ chồng. Tôi không dám sàm sỡ, lố lăng, suốt nhiều năm như vậy, chị Tư quá tin tưởng vào tư cách của cậu em.

*
* *
Mãn khóa học, học viên đều nghĩ cả tuần chờ học kỳ mới.
Anh Tư Xương như thể công tử “Bạc Liêu” ngày nào cũng nhởn nhơ lúc uống cà phê, lúc tán chuyện gẫu… lê la ngoài quán. Bữa nọ nghe tin “giựt gân”.
Anh về bàn nhỏ với vợ:
– Các phái đoàn Mỹ, Canada, Pháp… cứu xét tìm người chế độ cũ có nghề nghiệp, chức vị cứu xét ưu tiên trước. Chỉ còn phái đoàn Úc nhận theo diện “nhân đạo” ai con đông ưu tiên. Nghe nói đất Úc quá rộng, dân thưa không cần học lực cao. Gia đình nào “năm người” trở lên nó bốc, nó tìm lập hồ sơ ưu tiên phỏng vấn. Nghe đồn rầm chị Sáu ở khu B, dân ruộng như mình, lập cách ghép “Form” sao đó- cái bụng chành ành của bả.

1 2 3 4 5 6 7 8Next page
Back to top button