Màu nắng (p3)

Cũng đã hết hàng nên bác bán phở cũng thu vén dần, vừa làm vừa nói truyện với tôi:
– Ăn được không cháu?
– Có ạ. Phở của bác ngon lắm.
– Phở của bác là ngon nhất chỗ này đấy. Nước hầm toàn xương thôi, không cho mì chính đâu nhé. Ai ăn cũng khen ngon, nước dùng ngọt đấy.– Được tôi khen bà bác bát đầu chém gió vung vãi.
– Vâng cháu cũng thấy thế. Chứ chỗ nào mà cho nhiều mì chính cháu ăn lợ lợ không ngon là cháu biết ngay. Chứ như phở của bác ăn thấy ngọt vị của xương chính hiệu ạ.
– ừ, cậu cũng sành ăn đấy.
– Vâng, cháu ăn nhiều nơi rồi, nhưng ở đây cháu thấy ngon nhất đấy.
ĐƯợc tôi khen bà bác sướng lắm, cười típ mắt.
– Cậu biết thưởng thức đấy, đây tôi cũng dọn hàng rồi, còn ít bánh phở ăn nốt nhé, tôi không tính thêm đâu.
– Vâng, cháu xin, phở bác ngon quá, cháu đang định ăn thêm bát nữa đấy ạ.
– Tiếc thế, để lần sau nhé. Mà cậu ở đâu đến hả, tôi mới thấy cậu lần đầu.
– Dạ, cháu đến thăm người nhà ốm ở gần đây ạ.
– Nhà nào thế? Nhà nào ở đây mà tôi chả biết. – bà bác tò mò, hay truyện đáo để.
– Dạ, nhà ông Đức ạ.
– À, ừ, đấy nhà đấy bác có biết, ngay gần nhà em gái bác. Chả biết đi đứng thế nào bị ngã gẫy chân, rõ khổ. Hai ông bà già ở với nhau, con cái đều giàu có ở riêng trên phố hết. Mà cậu anh em thế nào thế?
– Cháu họ hàng xa thôi ạ.
– ừ. Chắc cậu vẫn đang đi học hả?
– Vâng cháu đang học năm thứ 2 Giao thông ạ.
– à, giao thông hả? nhà này cũng có đứa cháu gái học giao thông. Học hành vất vả lắm, toàn lọ mọ đến 1,2 h sáng thôi. Vất vả lắm.

Học đại học mà như ôn thi đại học thế không biết, học đến 1,2 h sáng, chẳng bù cho mình, toàn thức chơi đến 1,2 h. Chắc lại là 1 con đầu bò, xấu đau xấu đớn cho mà xem. Lúc đó tôi nghĩ thế nhưng nào có dám nói ra.
– Vâng, trường cháu học cũng nặng nề vất vả lắm. Nhưng cũng bảo bạn đấy học hành ít thôi không bị ngộ đầu đấy ạ.
– ừ, bố mẹ nó cũng bảo, tôi cũng bảo nhưng nó vẫn thế, có đi chơi bao h đâu, không đi học thì chỉ ở nhà, cũng xinh xắn lắm mà chẳng thấy có bạn trai gì cả.

Đấy, tôi biết ngay, như thế đích thị là xấu đau xấu đớn bà bác việc gì phải quảng cáo
– Vâng, thôi, của cháu hết bao nhiêu cháu gửi tiền ạ.
– Của cậu 20 nghìn.
– Cháu gửi ạ.
– ừ, tôi xin. Mà đấy, thiêng thế, nhắc cái thấy ngay.
– Này này, đi đâu thế? Hôm nay không phải đi học à. Bà bác gọi ai đó sau lưng tôi, nghe kiểu tôi đoán chắc đang gọi cô cháu gái giao thông của bà. Tôi cũng chẳng quay lại, đứng dậy định đi luôn.
– Cháu ra chợ mua mấy thứ cho mẹ cháu, bác chưa nghỉ hàng à?
– ừ bây h bác nghỉ đây. Mà có cậu này đang đến thăm ông Đức này, cháu dẫn cậu ta đi cùng nhé.
– Không cần đâu bác, cháu biết đường mà. – Tôi bảo với bà bán phở thế, đi với gái xấu chán bỏ mẹ J
– Cũng tiện đường mà. Này, này đợi nó.

ĐƯợc tôi khen mấy câu có khác, bà bác nhiệt tình thế, thôi cũng đành chấp nhận vậy. Tôi đứng dậy, nắng sớm chói mắt quá, từ trong tối bước ra tôi cũng hơi hoa mắt, quay sang định tìm con cá sấu để đi cùng thì mắt vẫn hơi bị lóa nên chưa thấy rõ lắm. Có tiếng chào ở phía trước.
– Chào bạn.
– ừ, chào bạn.

Dụi dụi mắt để nhìn đối phương cho rõ hơn, tôi đã tính nếu xấu quá thì cứ giả vờ bảo nó đi trước dẫn đường tôi đi sau cũng được. Mắt đã bớt chói, nhìn kỹ thì là 1 cô bé với cặp kính, cái trán cao và nụ cười còn chói hơn cả cái nắng mùa hè.

Là Hiền, tình yêu sét đánh của tôi.

Hiền nói được mỗi câu chào, cười 1 cái rồi quay mông đi thẳng, tôi vội vã chạy theo sau.

Mẹ con Hoa ngốp nhé, mày không cho bố số điện thoại mà tưởng bố thua à.

Kiểu này chắc tôi phải năng đến chơi nhà ông bà trẻ và phải ăn mòn bát tại quán phở nhà bà bác Hiền mới được. hehe

Các cụ vẫn có câu, Vạn sự khởi đầu nan, ý nói là làm cái gì thì lúc ban đầu cũng là lúc khó khăn nhất, cần phải cố gắng nhất, bắt đầu làm 1 việc gì cũng vô cùng vất vả và dễ dàng đổ vỡ nhất. Tuy nhiên sau đó cũng đúc rút thêm 1 câu nữa là Đầu xuôi đuôi lọt. Câu này ý là nếu cái ban đầu khó khăn đã trải qua được rồi, thì chắc chắn mọi việc sẽ êm đẹp thôi, cái đầu đã chui qua được rồi thì cái đuôi sẽ chui nốt qua thôi.

Hai câu này đúng sai thế nào thì tùy mọi người chiêm nghiệm vào cuộc đời của mỗi người. Nhưng lúc đó với tôi thì tôi thấy bừng bừng khí thế lắm. Gặp nhau tình cờ trong biển người, rồi vô tình gặp nhau 1 lần trong ký túc, qua 2 lần đấy mọi thứ vẫn chỉ là vô vọng, biết tìm đâu, trong cái trường GT rộng lớn mấy chục nghìn người, như vậy là khó khăn rồi. Nhưng sau đó lại vô tình biết được HIền là bạn của con Hoa ngốp, nếu hôm đó tôi với thằng Linh không nảy ra sáng kiện mượn đề cương thì làm sao mà biết được. Rồi hôm nay, với bao nhiêu hàng ăn sáng tôi lại chọn đúng hàng của bác em, lại vào đúng lúc em cũng có việc ra chợ. Đấy chẳng là thành công bước đầu còn gì. Đấy chả là định mệnh thì là gì, lúc đó tôi chả sướng bỏ mẹ, bừng bừng khí thế tiến công khi biết có lẽ ông trời cũng đã ủng hộ mình.

– Chờ tớ với. Tôi chạy gọi với theo Hiền, sợ Hiền đi nhanh mất hút con mẹ hàng lươn thì công toi.

Hiền đứng lại, nhưng cái mặt cau lại vẻ khó chịu lắm. Mịa, chưa gì đã thế này, tôi thấy mà buồn hết cả người. Em đứng lại chờ tôi, khi thấy tôi gần đến nơi thì lại quay lưng đi tiếp, đường ngõ chợ đông người nên tôi cũng không tiến lên đi song song được, cứ lẫm lũi theo sau. Sau người đâu mà nụ cười tỏa nắng như thế mà cứ lạnh băng băng thế này. – Đây, đến ngõ rồi, tớ vào nhà đây, cậu chắc biết nhà ông Đức rồi chứ.

– Không, lần đầu đến nên tớ cũng chưa biết. Tôi bốc phét thế.

– Nhà số 23 ý, có cái cửa xếp màu trắng ý. Ngay kia kìa, thôi nhé.

Nói song em đi tọt vào nhà chả cho tôi kịp nói câu gì kể cả câu cảm ơn.

Nhà ông bà trẻ cách nhà em có mấy nhà, xách túi hoa quả đến, bấm chuông 1 loáng bà Đức đã ra mở cửa:

– Cháu chào bà ạ.

– A, T đến chơi đấy hả cháu. Vào nhà đi.

Nhà ông bà trẻ tôi rất gọn gàng sạch sẽ, hai ông bà trước 1 người là nhà báo, 1 người là nhà giáo nên sống rất ngăn nắp, cẩn thận. Nếp người già, cái gì đã thành thói quen thì rất khó thay đổi, rất chỉn chu. Ông Đức tuy chân bị bó bột đang nằm trong buồng trong nhà, nhưng thấy có khách đến vẫn cố gượng dậy gọi với ra:

– T đến đó hả, trưa ở lại ăn cơm với ông bà cho vui nhé.

Previous page 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28Next page
Back to top button