Mực nước biển càng lúc càng cạn dần cho đến lúc chị Hoàng và Lợi hoàn toàn đứng hẳn trên bãi cát một hòn đảo nhỏ xanh um, bé Thảo thì vẫn còn nằm trong cái thau. Hai chị em ngồi bệt xuống cát, ôm nhau khóc hù hụ, chả biết là hai người khóc vì sung sướng hay vì đau buồn ; sung sướng do hai chị em may mắn thoát được lưỡi hái tử thần, còn đau buồn bởi một lẽ tất nhiên là giờ này đi nước ngoài không được mà trở về nước cũng chẳng xong dù tài sản vẫn còn nguyên vẹn vì ngăn sông cách biển, có ghe tàu đâu mà đi mà rước. Trước mắt hai chị em rõ ràng một cận cảnh thật ảm đạm, đau thương đó là nhiều khi phải sống đến ngày cuối đời trên hải đảo xa xôi này.
– Lợi ơi, chị xin lỗi em! Do chị xúi giục em nên mới có ngày hôm nay xảy ra cớ sự thế này. Em tha lỗi cho chị nghe – Chị Hoàng vừa khóc vừa nói.
– Thôi, lỗi phải gì chị ơi! Mình còn sống được như thế này là may phước lắm rồi chị ạ! Giờ để em đi một vòng đảo xem coi có người ở hay cây cối gì không. Chị ngồi dưới bóng cây kia cho đỡ nắng và chờ em về nghe.
Đây là một hòn đảo nhỏ nằm trong cụm quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, vì chưa có người ở nên rất hoang vu nhưng thực vật trên đảo có khá nhiều tre, trúc, mây còn động vật thì có nhiều loài chim, gà rừng, sóc, nhím…Tuy trời nắng gắt nhưng do đảo có nhiều bóng râm lớn và đón được nhiều hướng gió nên khí hậu trên đảo lúc nào cũng dịu mát, dể chịu, trong lành, thoải mái. Chu vi đảo không lớn mấy nên đi một vòng, chẳng bao lâu, Lợi đã quay về chổ mẹ con chị Hoàng ngồi chờ. Nó kể hết những gì nó đã tai nghe mắt thấy trên đảo cho chị biết. Lúc bấy giờ, cơn bão biển cũng đã tan, sóng gió cũng đã lặng ; mặt biển xanh ngắt một màu dưới ánh nắng chói chang của ông mặt trời. Từ chổ bóng cây sát bờ, hai chị em đi vào sâu trong đảo khoảng gần 100m, đến một cái hốc đá khá lớn mà ban nãy Lợi đã phát hiện ra. Cạnh hốc đá là một khoảnh đất bằng phẳng, chính chổ này thằng em nói với con chị là sẽ cất một căn nhà bằng trúc chặt trên đảo.Trong hốc tuy hơi thấp nhưng kín đáo và sạch sẽ, chị Hoàng và Lợi dùng tay không đùa rác lá cây ra ngoài, như vậy hai chị em có được một cái sàn mặt phẳng đá gần giống như xi măng khá rộng rãi dùng làm chổ ăn uống, nghỉ ngơi. Chị Hoàng cho bé Thảo bú xong đặt bé vào thau rồi để xuống sàn, trong khi đó lúc này Lợi nhìn đồng hồ đeo tay thì thấy đã hơn 3 giờ chiều ; vậy là tính từ lúc chiếc ghe bàu gặp sóng thần cho đến bây giờ, coi như là hai chị em đã có hơn 5 tiếng đồng hồ lênh đênh trên biển mới vào được tới đảo.
Chị Hoàng và Lợi lúc này mới cảm thấy đói bụng ghê gớm, vội bày bánh mì ra ăn cùng với thịt hộp. Bé Thảo vì đã no nê và chắc có lẽ cũng quá mệt mỏi sau khi nằm trong thau vượt biển nên bé ngủ khò trong thau ; chị Hoàng và Lợi nhìn bé ngủ say khỏe khoắn như vậy thì cùng mỉm cười hạnh phúc. Chị Hoàng lấy trong túi ra một chai nước lọc, nhấp một ngụm rồi đưa chai nước cho thằng em. Kiểm tra lại trong túi, thấy chỉ còn 5 chai nước lọc, Lợi ngẫm nghĩ chắc là nó phải đi tìm nguồn nước trên đảo, cái gì không có thì còn có thể chịu được chứ còn nước mà thiếu là chỉ có chết mà thôi. Nó nói :
– Chị Hoàng, chị ở đây để em vào bên trong tìm nguồn nước xem sao!
– Em đi cẩn thận nghe!
Nhìn theo sau dáng Lợi đi, lòng chị Hoàng bỗng dấy lên một tình thương bao la vô bờ bến chẳng khác gì biển Đông xanh ngắt đến tận chân trời ngoài kia. Bỗng chốc, chị bồi hồi nhớ lại hình ảnh hai chị em làm tình, ân ái cùng nhau ở rẫy dưa Gò Rùa mới vào năm ngoái đây và kết quả của mối tình loạn luân này hiện đang nằm ngủ say sưa trong cái thau cạnh bên khiến con tim chị bất giác xốn xang khó tả ; trong hoàn cảnh hiện tại chỉ có hai chị em trên hoang đảo, chị ngẫm nghĩ trước sau gì thì chị và Lợi thế nào cũng nối lại tình yêu với nhau mà thôi, chứ không thể nào tránh khỏi. Chị ngã mình nằm xuống sàn, vì là mặt đá nên mới giờ này đã cảm thấy hơi buốt lưng rồi nhưng vì quá mệt mỏi nên chẳng mấy chốc, chị đã nhắm nghiền hai mắt thiêm thiếp ngủ, trong lúc thằng em chịu thương chịu khó của chị đang mãi miết đi sâu vào trong đảo để tìm nguồn nước. Không đầy nữa tiếng đồng hồ sau, Lợi mừng muốn chảy cả nước mắt khi nó phát hiện ra một thác nước tuy nhỏ nhưng chảy liên tục từ trong hốc đá đổ từ trên cao khoảng 2m xuống tạo thành dòng suối hẹp len lỏi, róc rách, chưa vục mặt xuống rửa đã cảm thấy mát rượi rồi. Nó ngồi thụp xuống, vốc một ngụm lên uống thì thấy mát dịu đến tận tâm can rồi lần theo dòng suối, nó tới một cái trũng rộng khoảng 6m2 nước trong vắt. Thế là nó hồ hởi cởi quần áo ra rồi lao xuống vẫy vùng tắm cho sạch muối biển trên người và vậy là, lúc này hầu như nó không còn cảm giác nhớ nhà nữa, nó chỉ còn biết đến hiện tại của nó, chị Hoàng và bé Thảo mà thôi. Cuộc sống trên hoang đảo trước mắt tuy vẫn còn nhiều khó khăn, chật vật nhưng cơ bản những cái thiết yếu như thức ăn, nước uống, chổ ở cũng đã có đầy đủ. Tắm xong, nó lên mặc quần áo vào rồi bẻ một chùm trái dại màu đỏ, vừa đi về hốc đá vừa bẻ từng trái đánh dấu đường đi. Đến nơi, Lợi lay gọi chị Hoàng thức giấc và báo tin là đã tìm được nước uống cũng như chổ tắm rửa ; chị Hoàng tỉnh cả ngủ, mừng chảy nước mắt, vội vàng ngồi bật dậy.
– Chị đi tắm đi. Em có rãi trái dại đỏ làm dấu đường, chị theo dấu ấy sẽ đến bãi tắm mà ông trời tặng cho hai chị em mình đấy.
Chị Hoàng đi rồi, đến phiên Lợi nằm xuống sàn, ngáp dài ngáp ngắn một chập rồi ngủ mê mệt, chẳng còn biết trời trăng mây gió gì nữa cả…
Qua hai ngày trên hoang đảo, chị Hoàng và Lợi hai chị em diễn biến tâm lý đều bình thường, ổn định vì cả hai đã chấp nhận cuộc sống thiên trường địa cửu trên hoang đảo nhưng khi chiều đến, tuy không nói ra, cả hai đều đi ra bờ biển trông ngóng với một hy vọng mỏng manh trong lòng là mong chờ một con tàu hay chiếc ghe nào đó ghé vào cứu hộ hai chị em. Sáng ngày thứ ba, chị Hoàng bồng bé Thảo theo thằng em đi tham quan đảo và tình cờ, hai chị em trông thấy xác chiếc ghe bàu hôm bữa chở hai chị em đi vượt biên bị sóng đánh dạt vào, nằm nghiêng trên bờ lúc nào cũng chẳng hay. Phần đầu chiếc ghe toác làm đôi, lởm chởm trông thật ghê rợn ; còn phần dưới cabin thì nguyên vẹn. Hai chị em chui vào ghe tìm kiếm thì thấy ngoài đồ đạc ngổn ngang ra thì không còn bóng một người nào nữa cả, chứng tỏ là sau khi hai chị em nhảy ra khỏi ghe, cơn sóng thần hôm trước đã hoàn toàn nhấn chìm tất cả mọi người còn lại trên ghe xuống đáy biển sâu nghìn trùng xa cách. Một lần nữa, may mắn lại đến với chị Hoàng và Lợi vì tất cả mọi đồ đạc trên ghe lúc này, cho dù đó là cây kim sợi chỉ đi chăng nữa cũng đều rất có ích cho cuộc sống hai chị em trên hoang đảo mịt mù, xa vắng. Phải mất cả ba chuyến ra vào, hai chị em mới chuyển hết các thứ cần thiết trên ghe vào hốc đá ; nào là thau, lu, hai khạp gạo, than đá, hộp quẹt, cá khô, nước mắm, thịt đông, dao, rựa, xăng dầu, quần áo… Trong lúc hai chị em bàn tính là sẽ dùng dao đi chặt trúc và mây về cất nhà thì cả hai bỗng thấy có một xác người vừa mới bị sóng đánh vào nằm xoãi trên bờ. Hai chị em lật đật chạy đến thì nhận ra ngay đó chính là bác tài công và dĩ nhiên là bác đã ra người thiên cổ. Ngồi bên xác bác, chị Hoàng và Lợi không khỏi ngậm ngùi, thương xót cho bác vì nếu không có bác sắp xếp cho hai chị em ở nơi cabin và không định hướng trước cho cả hai nhảy ra khỏi tàu để tránh cơn sóng thần đang ập đến thì chắc chắn giờ đây, hai chị em đã trở thành người của thế giới bên kia giống như bác vậy.
– Chị ở đây để em vào lấy dao đào huyệt chôn bác nghe!
– Thôi, em thiêu bác đi rồi giữ lại một chút tro tàn để sau này, biết đâu chị em mình trở về nước được sẽ tìm vợ con bác mà trao lại. Em coi trên người bác có giấy tờ gì không?