Những buổi thẩm vấn sau đó, Meg cho các điều tra viên biết, Ted có để thạch cao, thứ dùng để bó bột, trong phòng của mình ở Paris. Cô cũng nhìn thấy gã bạn tình để một chiếc rìu nhỏ trong xe hơi. Cũng nhờ Meg, cảnh sát xác định được rằng, Ted đã tới công viên Sammamish, Washington vào thời điểm hai cô gái Janice Ott – một thiếu nữ mắt xanh tóc vàng khá xinh đẹp, và Denise Naslund – đứa con cưng, giàu có của dòng họ Naslund, biến mất ở đây.
Quá trình điều tra sau đó đã giúp cảnh sát có thêm những bằng chứng cần thiết để đưa Ted ra tòa vào ngày 23/2/1976, về hành vi bắt cóc Carol DaRonch và mưu đồ hãm hiếp.
Việc xét xử được tiến hành trong khi cảnh sát tiếp tục tìm thêm thông tin liên quan tới cái chết của Caryn Campbell và Melissa Smith. Caryn Campbell, một tiếp viên hàng không, mắt xanh tóc vàng khá xinh đẹp, 23 tuổi, cao 1 m 78 bị giết tại phòng tắm của khách sạn Hilton. Hung thủ lén vào dùng súng uy hiếp nạn nhân, bắt cô khẩu dâm, rồi còng hai tay nạn nhân vào chân bồn vệ sinh. Hắn hành hạ bằng cách cỡi trên lưng cô và cưỡng bức nạn nhân trước khi khiêng cô vào bồn tắm, vặn đầy nước, cắt đứt mạch cổ tay cho cô chảy máu đến chết. Còn Melissa Smith, nữ y tá xinh đẹp của bệnh viện nhi đồng thành phố, cao 1 m 70 người gốc Anh, bị bắt cóc sau khi làm ca hai trở về. Nạn nhân bị hung thủ đánh vào đầu, mang ra vườn sau để hãm hiếp, rồi lén bỏ cô trong cốp xe mang tới một nơi vắng vẻ, tận dụng tiếp trên thân xác của nạn nhân cho đến lúc cô tắt thở.
Họ phát hiện những mẫu tóc và quần áo của hai nạn nhân trong xe của Ted. Kích thước của chiếc xà beng tìm thấy trong chiếc VW cũng tương ứng với vết thương trên đầu Melissa Smith. Với những chứng cứ đó, bang Colorado mở thêm một phiên tòa ngày 22/10/1976, xét xử Ted về tội danh giết Campbell và Smith.
Tuy nhiên, động cơ giết người của tên sát thủ vẫn còn là điều bí ẩn. Và các điều tra viên bắt đầu lần lại cuộc đời hắn, từ kết luận của bác sĩ tâm thần: “Ted sợ bị làm nhục trong các mối quan hệ với phụ nữ”.
Những năm thơ ấu của Ted:
Sau những tháng an thai cuối cùng tại một bệnh viện ở Burlington, Vermont, ngày 24/11/1946, Eleanor Louise Cowell, 22 tuổi, chưa chồng, quê Philadelphia, bang Pennsylvania, sinh ra Theodore Robert Cowell. Ted (tên gọi tắt của Theodore) không hề biết tới cha đẻ của mình – Lloyd Marshall, một cựu chiến binh Mỹ. Bởi ông bà ngoại đứa bé đã nhận nó là con mình, để che tiếng xấu không chồng mà chửa của con gái. Trong khi đó, Lloyd vẫn về sống như vợ chồng với Eleanor, và người ngoài hiểu rằng họ là “anh chị” của Ted (nhưng thực sự là cha mẹ của Ted).
Lên 4 tuổi, Ted cùng Eleanor (vai chị nhưng là mẹ ruột) tới Tacoma Washington, sống với một số người họ hàng. Ted đổi tên thành Theodore Robert Nelson, còn “cô chị gái” Eleanor đổi thành Louise Cowell. Một năm sau, Louise Cowell kết hôn với anh đầu bếp Johnnie Culpepper Bundy. Ted sau này đã gắn họ Bundy vào tên của mình, có lẽ do bố dượng bắt ép.
Louise (má ruột của Ted) và Johnnie (bố dượng của Ted) có 4 con chung, và Ted là con riêng, ngày ngày sau giờ học phải ở nhà chăm sóc các “cháu” (thực sự là em cùng mẹ khác cha với Ted). Ted không bao giờ quý mến bố dượng mặc dù ông rất cố gắng chứng minh tình cảm của mình. Hắn luôn nghĩ mình là người thuộc dòng họ Cowell chứ không phải Bundy. Người duy nhất hắn chịu nghe lời là “ông bố”, mà thực chất là ông ngoại, sống tại Pennsylvania.
Khi còn bé, Ted rất nhút nhát. Hắn là cái đích để những bạn học lớn hơn bắt nạt và trêu chọc. Ted căm thù lắm, nhưng chẳng làm gì được hơn. Tuy vậy, với bẩm tánh thông minh, Ted luôn có thứ hạng cao trong lớp về học tập và hắn giữ vững “phong độ” ấy đến hết đại học. Bạn học cùng trường phổ thông với Ted cho biết, hắn “ăn mặc gọn gàng và cư xử rất tốt với người khác”. Trong thời gian là học sinh phổ thông và sinh viên đại học, Ted không hề hẹn hò với các cô gái. Hắn chỉ tập trung vào môn trượt tuyết và nghiên cứu chính trị – môn học ưa thích của mình.
Năm 1965, Ted tốt nghiệp phổ thông và giành được một suất học bổng tại Đại học Puget Sound. Năm 1966, hắn chuyển sang Đại học Washington và bắt đầu học tiếng Trung Quốc một cách say mê. Để có tiền học, Ted làm nhiều việc khác nhau như hầu bàn và giữ giày tại các quán hàng. Việc làm thêm của hắn thay đổi thường xuyên, còn học hành thì vẫn “ngon lành”. Ted liên tục giữ thứ hạng cao trong trường.
Mùa xuân năm 1967, mối tình đầu đời đã làm thay đổi cuộc đời Ted. Ted gặp Stephanie Brooks, một cô gái xinh đẹp, tinh tế, con của một gia đình danh giá và giàu có ở California, trong một dịp đi trượt tuyết, và cô trở thành hình mẫu lý tưởng thường trực trong tâm trí Ted lúc đó. Bởi hắn không thể tưởng tượng được rằng có một người thuộc tầng lớp cao như vậy trong xã hội lại quan tâm tới mình.
Hai người có nhiều điểm khác biệt, song cùng chungsở thích là trượt tuyết. Và đây là lý do làm họ phải lòng nhau. Ted và Stephanie dành nhiều thời gian ở bên nhau để đi trượt tuyết, đi dạo và ăn tối. Trong cái đêm Valentine 1968, tại nhà riêng của Stephanie, Ted ngang nhiên trèo cửa sổ vào. Sau đó vì trời quá khuya, cô cho Ted ngủ lại, và hai người đến với nhau như vợ chồng. Stephanie thật kiều diễm trong bộ áo lót khiêu gợi đã làm trái tim Ted ngây ngất. Ted lần đầu tiên được nếm mùi vị của ái ân, được vinh dự nhận trinh tiết của một tiểu thơ đài các.
Tuy nhiên, sau đó Stephanie không yêu Ted nhiều như hắn nghĩ. Cô cho rằng bạn trai của mình không có mục tiêu rõ ràng trong tương lai, cô không nghĩ sẽ lấy hắn làm chồng.
Năm 1968, khi tốt nghiệp Đại học Washington, Stephanie cắt đứt quan hệ với Ted để theo một chàng trai xứng với cô hơn. Về phần mình, Ted không sao gượng lại nổi sau cú sốc đó. Là một người đầy lòng tự ti và yếu ớt, Ted càng lúc càng suy thoái. Không gì có thể làm Ted thích thú và cuối cùng hắn bỏ học. Tình yêu đầu đời không thành làm hắn có cảm giác cả thế giới sụp đổ. Hắn cố gắng giữ liên lạc với Stephanie bằng cách viết thư, nhưng cô từ chối duy trì quan hệ cũ. Hắn tức lồng lên nên hay thường lẽn vào nhà rình rập cô. Sau này, nhiều người cho rằng khi làm điều đó, Stephanie không hề biết cô đã gây ra sự mất cân bằng trong đầu óc Ted mà tiếp đó là một loạt sự kiện làm nước Mỹ rùng mình. Phải chăng tình yêu không thành có thể biến con người thành thù hận, thành điên rồ ?