– Em bị sao vậy Trang? Bộ tính đi làm người mẫu hay sao đi đứng nhìn ngộ vậy?
Con nhỏ ngó tôi, cái nhìn căm phẫn pha chút sợ hãi:
– Anh đừng giỡn ở đây nha anh Long. Anh tha cho tui đi.
Tôi thở dài. Lòng tốt của tôi sao toàn bị người ta hiểu lầm vậy trời. Vỗ vỗ vào mông ẻm ra chiều an ủi, ấn vai ẻm ngồi xuống, la:
– Đừng có lo, anh cũng đâu có giỡn em chỗ này làm chi…
Ngó quanh ngó quất không có ai, tôi hạ giọng:
– … nhưng làm thiệt có khi có đó.
Con nhỏ mắt trừng lên căm hờn nhưng mau chóng xẹp lép khi thấy cái mặt của tôi đanh lại. Mình cũng có nét du đãng chớ bộ. Đang còn mỉm cười đắc ý thì thấy thêm một cái bóng tập tễnh nữa đi vào. Con nhỏ Huyền. Sao tướng đi 2 con nhỏ bữa nay giống nhau y chang vậy trời? Không lẽ nhỏ Huyền tối qua cũng mới … bị thông xong?
Lo lắng ngó kỹ lại thì coi bộ không phải. Tay và má con nhỏ còn vết xước, mắt đỏ hoe. Tôi chạy lại gần. Cái áo trắng công sở của nhỏ lấm lem bùn đất, cái vai nhỏ xíu đang còn rung lên từng chặp. Tôi la:
– Có chuyện gì đó Huyền? Sao bộ dạng em lại như vầy?
Con nhỏ coi bộ tủi thân dữ lắm, khóc nấc lên. Tôi tính nhào vô ôm con nhỏ an ủi nhưng nghe chừng không ổn, chỉ vỗ vỗ nhẹ lên vai nó, nhỏ nhẹ:
– Rồi, có anh nè, có chuyện gì thì nói, không phải khóc.(Truyện từ Sieupham.net)
Con nhỏ gạt nước mắt, lắc lắc đầu. Gì nữa đây, sao ba hồi khóc lóc giờ hỏi có chuyện gì con nhỏ lại không chịu nói? Thấy nó vậy tôi cũng không gặng hỏi làm gì, đưa nhỏ về bàn ngồi. Ủa mà cái túi xách con nhỏ hay mang theo đi làm đâu ta? Tôi tưởng nhỏ để quên dưới sảnh, nhắc:
– Cái túi xách em bỏ quên ở đâu rồi?
Con nhỏ lại òa lên khóc, giọng nghẹn lại:
– Em mới bị giựt đó.
Trời đất ơi có cái vụ đó mà khóc lóc chi. Tính kêu mai anh đi mua cho cái túi xách khác, chợt nhớ đang là nhân viên công sở nên thôi. Tội nghiệp con nhỏ, chắc chạy theo tính lấy lại cái túi xách nên té ngã te tua vầy chứ không gì khác nè. Tôi thở dài, kêu con nhỏ:
– Thôi mà em, người em xây xước tùm lum rồi nè. Để anh chạy qua tiệm thuốc mua ít bông băng nha.
Con nhỏ không nói gì, bước vô chỗ ngồi im re, gương mặt thẫn thờ. Tôi chạy ra ngoài mua ít đồ, đưa cho con nhỏ. Nó cũng chẳng buồn dán vô vết thương, mắt đăm đăm ngó ra ngoài cửa hoài. Bộ trông … công an mang túi xách tới trả hả? Tôi hơi bực mình, kêu:
– Em làm gì thất thần hoài vậy. Có cái túi xách thôi mà, sao ngồi như người mất hồn vậy!
Lần đầu tiên con nhỏ nhìn tôi với một ánh mắt lạ lẫm và bực tức như lúc này. Miệng nhỏ mím lại:
– Tiền chợ cả tháng của em và em trai em nằm ở trỏng đó, sao anh nói đơn giản vậy!
Tính tặc lưỡi kêu vụ đó để anh lo, nhưng nói ra không ổn, tôi đành xuôi xị:
– Thì … mình từ từ tính, em ngồi vậy đâu có giải quyết được gì đâu.
Con nhỏ chẳng thèm lý tới tôi nữa, ngồi thần mặt. Tiền chợ của nhỏ và đứa em chắc một tháng cỡ vài triệu bạc, tôi tùy tiện rút ví ra chắc cũng đủ, nhưng làm vậy thấy không ổn lắm à nha. Rốt cuộc, tính đi tính lại chẳng còn cách nào, tôi kêu con nhỏ đi ăn trưa. Ăn trưa xong, tôi bỏ tiền vô trong một cái phong bì, đưa con nhỏ, kêu:
– Lương của anh anh còn chưa có xài, em cầm tạm lo đỡ đi ha.
Ai dè con nhỏ ngó tôi lom lom, la:
– Anh mới vô có mấy bữa mà sao có lương hay vậy?
Hố à nha. Tôi gãi đầu gãi tai hoài, cũng hên nói xạo là năng khiếu trời sinh, gãi tới cái thứ 3 tôi cũng nghĩ ra được một lý do nghe tạm tạm:
– Thì tháng lương ở công ty trước của anh đó em.
Con nhỏ lại cắc cớ hỏi:
– Sao trước anh nói anh không có đi làm gì?
Nữa nha. Thở dài một cái, kêu:
– Tại trước giờ anh chạy xe ôm hoài, sợ quê nên nói xạo em vậy đó.
Thiệt tình mặt tui có dày thiệt, nhưng chắc lúc đó cũng có hơi ửng đỏ. Con nhỏ thấy cái mặt tôi vậy, tin liền. Nó tủm tỉm cười, nhỏ giọng:
– Có gì mà quê, làm gì cũng được miễn mình bỏ sức lao động của mình ra anh à. Má em ở quê còn đi giúp việc cho người ta hoài đó, đâu có sao đâu.
Tôi cũng chỉ biết cười trừ. Trước giờ không biết hoàn cảnh của con nhỏ, giờ nghe nó nói mới hiểu tại sao nó cố sống cố chết bám ở cái công ty này hoài. Tranh thủ lúc đang cười nhét cái phong bì vô tay nó, con nhỏ nhẹ nhàng gạt ra, kêu:
– Em lo được mà. Tiền này anh vất vả dữ lắm mới có được, anh đừng có tiêu hoang phí nha. Mai mốt anh giàu rồi thì em cầm liền.
Ngó con nhỏ nheo nheo mắt tinh nghịch, tính rút thẻ ATM ném xuống bàn cho nó sợ chơi nhưng cũng đành cười khổ. Mấy con nhỏ có tự trọng cao như vầy, khơi khơi nhận sự giúp đỡ của người khác khó như lên trời vậy. Tôi xuôi xị kêu con nhỏ:
– Vậy chiều anh đưa em về ha. Chân tay vầy sao đi bus được.
Con nhỏ gật gật đầu. Tôi thở phào một cái. Ít ra lát cũng giúp con nhỏ được vài thứ lặt vặt.
Phần 27
Chở con nhỏ đi ngang qua một cái siêu thị nhỏ, tôi kêu con nhỏ dừng lại đợi ở phía ngoài. 15 phút sau, tôi ôm một bọc đồ lặc lè ra phía ngoài, chất muốn lún bánh xe luôn. Con nhỏ thấy kì kì, nhưng nghĩ chắc tôi mua về xài nên nhỏ cũng không có hỏi. Vô tới trước cửa nhà nhỏ, tôi lụi cụi khuân xuống xếp đống ở cửa, mặc con nhỏ trợn mắt ngó, la:
– Ủa sao anh xếp đây chi vậy anh Long?
Tôi gạt mồ hôi trán, leo lên xe nổ máy, nói vọng lại:
– Anh mua cho em đó, cất vô nhà đi ha.
Khoái trá rồ ga phóng vọt đi, mặc con nhỏ la chói lói:
– Quay lại nè anh Long!
Con nhỏ kêu sức mấy tôi quay lại. Nhưng dừng lại thì có à nha. 3 thằng nhóc ác chặn tôi ngay đầu hẻm, đúng lúc chuẩn bị quẹo ra đường. 2 thằng tôi không biết mặt, còn một thằng nhóc ngó cái mặt thấy muốn đục vô mỏ liền: thằng nhóc em trai con nhỏ Huyền. 3 thằng đứng dàn hàng ngang ngay ngõ chặn xe tôi lại, cũng hên tôi tổ lái trường mẫu giáo một thời nên ba cái vụ này không làm khó tôi được. Thắng cái két ngay trước mặt ba ảnh, thấy thằng nhóc ác hất hàm:
– Xuống xe đi anh già.
Đậu! Thằng nhóc này tính kiếm chuyện thiệt hả? Nó không biết tôi ghét nhất đứa nào mang nhan sắc của tui ra đùa cợt hay sao? Già cái đầu mày. Tôi hùng hổ bước xuống, thấy ánh mắt thằng nhóc ác ngó tôi đầy vẻ giễu cợt:
– Kêu anh qua đây nói chuyện thôi, có gì đâu hùng hổ dữ vậy.
Ngon lành nha. Thằng này vô trại chắc sống được chớ cũng không tới nỗi cực. Tôi gật gù ngó thằng nhóc, đánh giá vậy. Thấy nó lại thủng thẳng:
– Thấy anh bám lấy chị tôi hoài, tôi cũng hiểu anh có tình cảm với bả. Chưa biết anh tốt xấu ra làm sao, nhưng ngó cái bộ dạng anh tôi không có ưng. Nói thẳng luôn vậy cho dễ xử ha.