Nàng thầm nghỉ bây giờ hai vợ chồng chỉ cần chăm lo cho ba đứa con gái ăn học thành tài, bao nhiêu đó cũng mãn nguyện rồi. Khi nào chúng nó cao bay xa chạy rồi thì hảy tính sau !
Tuy là đi đến kết luận như vậy nhưng làm sao mà nàng không buồn cho được! rồi từ đó nàng đâm ra cáu kỉnh, khó tánh.
Đang suy nghỉ, chợt một tiếng rầm làm rung chuyển chiếc xe, cô Hương giật mình la lên:
– Chết rồi cái gì vậy chú Hoàng ?
Chú Hoàng vội vã mở cửa xe nhảy xuống đường … để rối rít mở cửa sau mà hốt hoãng kêu cô Hương :
– Bà chủ, nguy rồi! con suối đã thành sông rồi, kéo cây và đá cuồn cuộn … một thân cây vừa đập vào xe méo hết bánh xe rồi.
Cô Hương lo lằng hỏi :
– Vậy là sao ?
Chú Hoàng hối nàng :
– Bà chủ phải rời xe ngay, nguy lắm. Không chần chờ nữa.
Cô Hương lấp bấp :
– Chú chờ tôi lấy cái dù …
Chú Hoàng hét lên trong cơn mưa:
– Điên rồi hay sao ? cái dù mẹ gì ? chạy thoát thân mau lên.
Rồi chú đưa tay nắm tay Cô Hương mà lôi ra khỏi xe.
Trong đêm tối bảo bùng cả hai khập khểnh chạy vào rừng. Chú Hoàng hét vào tai cô Hương để áp tiếng mưa :
– Hồi nẩy tui thấy có cái chòi trên sườn đồi. Mình phải chạy lên đó, ở đây cạnh dòng suối nguy lắm.
Cô Hương không còn là người đàn bà oai quyền nữa … mình mẩy ướt như chuột lột, đôi giầy cao gót đắt tiền đã bị kẹt trong vũng bùn … cô Hương tất tả nắm tay chú Hoàng mà cố chạy để thoát thân. Nàng không quen nên té nhào mấy lần, may mà có chú Hoàng lực lưỡng vực nàng dậy. Cuối cùng cô Hương đuối sức quá quỵ xuống giữa đường, quần áo nhem nhuốc bùn đất, thở không ra hơi. Xung quanh dòng nước ào ạt một cách ghê sợ …Nàng thều thào:
– Tôi hết sức rồi … chịu thua thôi … chú chạy đi.
Không suy nghỉ, chú Hoàng cúi xuống, vực nàng lên lưng rồi chú cõng nàng mà chệnh choạng leo lên sườn đồi.
Căn chòi mà chú Hoàng thấy lờ mờ hồi nẩy trước khi đêm xuống thật ra chỉ là một cái chái mà những người thợ săn hay người làm rẫy cất lên để tránh mưa tránh nắng. Căn chòi hở trước hở sau, chỉ được có cái mài khá vững chắc.
Chú Hoàng đặt cô Hương xuống sàn gổ. May là trong một góc có sẳn đống củi khô. Chú Hoàng lật đật móc cái hộp quẹt ga trong túi ra mà nhúm lữa. Qua vài lần thì chú cũng thành công. Khi làn ánh sáng bập bùng toả ra, chú mừng rở quây lại định báo cho bà chủ biết nhưng chú hốt hoãng thấy cô Hương đang ngồi một đống, mặt mày tái mét, toàn thân thì run cầm cập một cách thãm thương.
Tình cảnh thật khần trương, nếu không làm gì thì cô Hương chết cóng mà thôi.
Chú Hoàng suy nghỉ nhanh chóng rồi chú ngập ngừng nói:
– Bà chủ! Bà chủ bị ướt, bị rét … nếu vẫn bận đồ ướt nhèm như vậy thì còn nguy hơn nữa. Chỉ còn cách là tháo hết quần áo đem phơi gần lữa, khi nào khô thì bận lại.
Tuy đang lạnh run nhưng nghe chú Hoàng nói thì đôi má của cô Hương cũng ửng đỏ lên. Nàng phải trần truồng trước người đàn ông nầy hay sao ?
Hiểu ý, chú Hoàng tiếp:
– Tui thấy trong góc chòi có mấy cái túi ni-lông, để tui xé ra mà đấp cho bà chủ.
Dù gì chăng nữa, đâu còn sự chọn lựa nào khác nên cô Hương đành run rầy tháo quần áo mình ra. Chú Hoàng quây mặt đi, lấy mấy cái túi ni-lông cẩn thận xé ra từng mảnh rồi đưa lại cho cô Hương. Chú nhìn ra phía khác để cho cô Hương khỏi mắc cỡ mặc dù ánh lữa yếu ớt không soi sáng được bao nhiêu. Chú căn dặn:
– Bà chủ nằm gần đống lữa cho đở lạnh.
Rồi chú lượm một cành cây bắt ngang sà nhà, lấy quần áo ướt của bà chủ mà treo lên. Cầm cái quần sì-líp màu đỏ với rìa bằng ren đắt tiền, chú cười thầm: té ra bà chủ cũng biết ăn diện dử !
Cô Hương nằm co ro dưới mấy tấm ni-lông che trước hở sau, nàng nhìn chú Hoàng sốt sắn mà thầm nghỉ:
– Hôm nay không có người đàn ông này thì mình không toàn mạng. Không có anh ta thì hồi nẩy chắc là mình bỏ cuộc nằm chết ngoài bìa rừng.
Nàng thầm biết ơn chú Hoàng và tự nhủ nếu mình còn sống sót thì khi về nhà, mình phải trọng thưỡng người này. Nàng biết chú Hoàng từ lúc còn nhỏ và nàng có khuynh hướng xem chú như là một thằng con trai lăng xăng ham chơi. Nàng cũng biết là chú đến làm công cho gia đình nàng là vì chú có ơn với gia đình mình. Hôm nay cô Hương nhìn chú Hoàng với ánh mắt khác và nàng chợt nhận ra là người đàn ông này có một phong thái không giống một người làm công bình thường. Anh ta đang tháo cái sơ mi trên mình ra và phần trên của anh ta thật lực lưỡng hơn người, gương mặt của anh ta dưới ánh lữa bập bùng toả ra một cái gì đó rất hào hùng.
Khi chú Hoàng tuột quần lót của mình xuống thi cô Hương nhắm khít mắt, không dám nhìn trộm chú nữa.
Sau một lúc, cơn lạnh lại xâm nhập cô Hương làm nàng cóng tay cóng chân mà run. Nàng ú ớ kêu chú Hoàng :
– Lạnh quá chú ơi, tôi chịu không nổi đâu. Đưa cho tôi cái mền …
Chú Hoàng chặc lưỡi:
– Trời ơi, biết làm sao đây. Ở giữa rừng hoang, chứ có phải ở nhà đâu mà có mền gối !
Một tia sáng loé lên trong đầu chú làm chú lúng túng do dự, nhưng tình thế quá nguy ngập bắt chú phải nói cho cô Hương biết:
– Bà chủ, chỉ còn một cách mà thôi. Đây là phương án thật không ổn chút nào. Tui nói ra nếu bà chủ thấy không được thì thôi vậy: chỉ còn cách tui ôm bà chủ để truyền cho bà chủ sức nóng …
Cô Hương hổ thẹn quá khi nghe chú Hoàng trình bày, nếu trong tình cảnh thông thường khác thì chắc nàng đã tát anh ta vì tội sàm sở nhưng nhìn anh ta thì nàng chỉ nhận ra sự lo âu cực kỳ trên gương mặt của anh ta. Tự nhiên cô Hương cảm động: đã lâu lắm rồi đâu có ai tỏ rõ sự lo lắng cho nàng như vậy đâu, với lại chắc vì nàng hay gắt gỏng nên mấy ai thèm chăm sóc cho nàng ?
Một cơn gió mạnh lùa vào chái làm Cô Hương càng run thêm, nàng lấp bắp:
– Chú … chú … đến … ôm tôi. Lạnh quá …
Chú Hoàng rón rén nằm xuống bên cô Hương, chú nhỏ nhẹ nói:
– Xin phép bà chủ.
Rồi chú đẩy mấy miếng ni-lông vô dụng qua bên mà ôm cô Hương vào lòng.
Thật là thần diệu ! sức nóng của người đàn ông nhanh chóng lan toả ra, làm cơn lạnh lui dần … lui dần … cô Hương ôm sát thân thể nóng ấm. Thật là tuyệt diệu. Chỉ khi bị lạnh cóng thì mới biết cái hạnh phúc được sưởi ấm … Mùi nồng nồng của mồ hôi đàn ông sau cơn lao động làm nàng choáng ngộp. Nàng không nằm yên thụ động nữa mà ép sát người mình vào thật sâu thật gần.
Phần chú Hoàng thì bắt đắt dỉ lằm chú mới đề nghị với bà chủ phương cách này. Chú ngại lắm vì sự đụng chạm gần gủi này. Khi chú ôm cô Hương vào lòng thì chú nghỉ ngay đến con Vân: chú thầm nghỉ mình làm như vầy là có lổi ngàn lần với cô chủ nhỏ, nhưng tình thế bắt buộc, không làm như vầy thi bà chủ sẽ bị nguy đến tính mạng như không!